CÁC LOẠI CÂY SỬ DỤNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT
| ||||||||||||||||||||||||
Trồng cây xanh trong nhà vừa có tác dụng trang trí, vừa loại bỏ khí độc làm sạch không khí và bổ sung oxy, mang lại năng lượng thiết yếu cho ngôi nhà của bạn. Sau đây là 10 loại cây trồng rất tốt cho phong thủy nhà bạn.
1. Cây cau có khả năng loại bỏ được tất cả các độc tố không khí trong nhà. Đây là loại cây đẹp, dễ trồng, dễ chăm sóc và phù hợp với mọi không gian kiến trúc trong nhà. Lá cây rủ xuống làm dịu môi trường xung quanh.
Cau Nga mi (tên khoa học: Phoenix roebelenii), họ Cau (Arecaceae)
2. Cây cọ là một trong những loại cây có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà tốt nhất. Bên cạch đó dễ trồng và dễ chăm sóc.
Cây Kè ta (tên khoa học: Livistona saribus), họ Cau (Arecaceae)
3. Cây tre loại bỏ được các chất benzene, trichloroethylene, formaldehyde, tạo cảm giác yên bình, ấm áp cho bất cứ môi trường nào, có sức chịu đựng tốt nhất trước sự tấn công của côn trùng.
Cây Tre vàng sọc (tên khoa học: Bambusa vulgaris), học Cỏ (Poaceae)
Cây Sanh (tên khoa học: Ficus retusa), họ: Dâu tằm (Moraceae)
5. Cây huyết dụ dễ trồng trong điều kiện ít ánh sáng, sống tốt kể cả khi thiếu sự chăm sóc thường xuyên, loại bỏ các độc tố hoá học trong môi trường sống.
Cây Huyết dụ (tên khoa học: Cordyline terminalis), họ: Huyết dụ (Asteliaceae)
6. Cây thường xuân sống khoẻ, dễ trồng, thường được trồng ở những nơi công cộng, và có khả năng thích ứng cao, trừ mô trường có nhiệt độ cao.
Cây Duyên tùng (tên khoa học: Juniperus chinensis) họ Tùng bách (Cupressaceae)
7. Cây chà là có thể chịu đựng mức độ ánh sáng thấp nhưng cần khoảng không gian rộng, loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là xylene.
Cây Chà là (tên khoa học: Phoenix loureiri), họ Cau (Arecaceae)
8. Cây sung cảnh là một cây trồng lớn, đẹp có thể dùng trang trí trong nhà, dễ chăm sóc và khả năng khử không khí độc.
Cây Sung (tên khoa học: Ficus racemosa), họ Dâu tằm (Moraceae)
9. Dương xỉ đẹp, tươi tốt và trồng trong mọi môi trường nhưng cần được chăm sóc thường xuyên.
Cây dương xỉ chân thỏ-lá mỏng (tên khoa học: Davallia canariensis) họ Vẩy lợp (Davalliaceae)
10. Cây huệ hoà bình với hoa trắng, dễ chăm sóc và mang lại nhiều năng lượng. Bạn nên trồng loại cây này ở nhà và nó sẽ là một người gác cửa tuyệt vời.
Cây Huệ hòa bình (tên khoa học: Spathiphyllum sp.), họ Ráy (Araceae)
Ngoài ra còn những loại cây trồng trong nhà nhỏ gọn, tán không quá to, không cần nhiều ánh sáng và không cần tưới nhiều nước.
Cây Phong lữ (tên khoa học: Pelargonium hortorum) họ Phong lữ (Geraniaceae)
Cây Lưỡi cọp (tên khoa học: Sanseviera trifasciata) họ Bồng bồng (Dracaenaceae)
Cây lan ý (tên khoa học: Spathiphyllum patinii), họ Ráy (Araceae)
Cây Hoa loa kèn (tên khoa học: Hippeastrum aquestre), họ Thủy tiên (Amaryllidaceae)
Cây sống đời (tên khoa học: Kalanchoe pinnata), họ Thuốc bỏng (Crassulaceae)
Cây họ Ngũ da bì (Araliaceae)
Cây Thường xuân
Cây Kim phát tài (tên khoa học: Zamioculcas zamiifolia) họ Ráy (Araceae)
Cây Nha dam (tên khoa học: Aloe vera) họ Lô hội (Asphodelaceae)
Cây Violet Châu Phi (tên khoa học: Saintpaulia lomantha)
Cây đa búp đỏ (tên khoa học: Ficus elastica), Họ Dâu tằm (Moraceae)
Cây Ngọc bích
Cây hoa Quỳnh (tên khoa học: Zygocactus truncatus), họ Xương rồng (Cactaceae)
Hoa theo mùa nhưng được... cắm vào bình
|
phongcachsongxanh2012
Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012
Những loại cây xanh thường dùng trong nội thất
SỎI ĐÁ TRONG THIẾT KẾ SÂN VƯỜN
Đá, sỏi tựu trung hơi thở của thiên nhiên, tuy thô ráp nhưng lại làm nổi bật những khoảng lặng của không gian, mang cốt cách và linh khí thời đại.
Ngày nay, người chơi đá ngày càng nhiều và dường như đá chiếm một vai trò quan trọng trong việc tạo thành những con đường gắn kết những cung bậc cảm xúc giữa con người với thiên nhiên.
Mỗi một loại đá, sỏi đều có những hình thù và màu sắc riêng đặc trưng. Con người đang dần tiếp cận đến tiếng nói riêng của đá thông qua cách bài trí hết sức cầu kỳ, tinh tế, tạo nên một nghệ thuật về chơi đá và thưởng thức đá. Đến với những con đường đá là đến với khoảng không gian hoài cổ, mà ở đó những suy tư về quá khứ, hiện tại và tương lai hoà quyện vào nhau trong một cảm giác rất đỗi yên bình, tĩnh lặng. Những viên đá tuy nằm yên nhưng hồn đá vẫn chậm chạp di chuyển theo năm, tháng, thời gian.
Đường đá thường được bố trí, kết hợp với cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh để làm mềm cảnh quan với nhiều dạng thiết kế, chủ yếu tập trung vào 2 dạng chính, đó là kiểu đường thẳng theo hàng lối và đường tự do. Với kiểu đường thẳng theo hàng lối thì các phiến đá sẽ được xẻ thẳng thành những tấm hình vuông, mặt đá được đục nhám để tránh trơn trượt, lát thẳng hàng có thể để mạch lát to để tạo không gian nhỏ cho cỏ, dương xỉ mọc xen kẽ. Kết hợp đá trắng, cạnh nhạt với màu xanh đậm của cây cỏ để làm giảm cảm giác nặng nề của đá.
Ngoài ra, với dạng đường này, cũng có thể xây viền đá thô hai bên lối đi nhỏ ở giữa rải hoàn toàn đá cuội nhỏ (sỏi), làm lối đi vào nhà, hoặc lối đi nội bộ trong vườn. Đá thô xếp, hoặc xây hai bên kết hợp với đèn gốm, đèn đá, đèn vườn giúp định vị và dẫn hướng cũng tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ cao. Với loại hình đường tự do thì thường được bố trí trong vườn cảnh, các phiến đá được xẻ vuông hoặc hình dạng tự do, để tự nhiên, được xếp thành lối đi, theo các dạng hình học kết hợp với đá cuội nhỏ, cây xanh, cỏ nhật, dương xỉ, đèn đá, tạo vẻ đẹp mềm mại của tự nhiên.
Khi chọn đá cần lưu ý chọn những tảng đá có vẻ lâu năm và hoàn toàn tự nhiên; đá để trưng bày thì dùng đá cuội, đá granite, đá hộc…, đá để trồng cây thì dùng đá thấm thuỷ; đá để xây tường, kè dùng khối chữ nhật; đá thác dùng loại dẹt (tạo thêm nước) kết hợp với đá cuội tạo thành suối, đá khối cho bờ suối…
Ngoài ra, với dạng đường này, cũng có thể xây viền đá thô hai bên lối đi nhỏ ở giữa rải hoàn toàn đá cuội nhỏ (sỏi), làm lối đi vào nhà, hoặc lối đi nội bộ trong vườn. Đá thô xếp, hoặc xây hai bên kết hợp với đèn gốm, đèn đá, đèn vườn giúp định vị và dẫn hướng cũng tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ cao. Với loại hình đường tự do thì thường được bố trí trong vườn cảnh, các phiến đá được xẻ vuông hoặc hình dạng tự do, để tự nhiên, được xếp thành lối đi, theo các dạng hình học kết hợp với đá cuội nhỏ, cây xanh, cỏ nhật, dương xỉ, đèn đá, tạo vẻ đẹp mềm mại của tự nhiên.
Khi chọn đá cần lưu ý chọn những tảng đá có vẻ lâu năm và hoàn toàn tự nhiên; đá để trưng bày thì dùng đá cuội, đá granite, đá hộc…, đá để trồng cây thì dùng đá thấm thuỷ; đá để xây tường, kè dùng khối chữ nhật; đá thác dùng loại dẹt (tạo thêm nước) kết hợp với đá cuội tạo thành suối, đá khối cho bờ suối…
Để đạt hiệu quả trang trí đá, sỏi tại sân vườn cần tăng cường dùng những vật liệu cứng nhân tạo hoặc những sản phẩm điêu khắc đá, khắc gỗ, chậu cảnh, non bộ… và các cảnh quan mềm như trồng cỏ, cây bụi, bồn nước xen kẽ, hỗ trợ nhau. Nếu diện tích sân vườn rộng, bạn có thể lát rải một ít đá cuội có kích cỡ lớn, nhỏ khác nhau kết hợp trồng nhiều cỏ Nhật, Hàn Quốc. Còn đối với sân vườn hẹp, bạn chỉ nên trồng toàn cỏ Hàn Quốc và lát, rải một ít sỏi nhỏ xung quanh, tạo nên hình ảnh những con đường đá rêu phong hoà lẫn nét không gian kiến trúc sân vườn hiện đại, mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu, xua tan những mệt nhọc của nhịp sống hối hả thường nhật.
TỰ THIẾT KẾ SÂN VƯỜN
TỰ THIẾT KẾ SÂN VƯỜN CHO GIA ĐÌNH
Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất là tự tạo cho mình một không gian sống bằng những thiết kế đơn giản.
Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất là tự tạo cho mình một không gian sống bằng những thiết kế đơn giản.
| |||||||
Hãy lấy bản vẽ thiết kế có đầy đủ đường giáp ranh với hàng xóm, photo và phóng to lên thành vài bản. Với một bản photo trong tay, bạn hãy thử đi bộ vòng quanh ngôi nhà của mình và phát hiện khung cảnh xung quanh xem chúng ta có thể làm duyên cho ngôi nhà được những gì, từ hàng rào, các loại cây, hoa, vạt cỏ xanh, những hòn đá, non bộ, hồ nhỏ, đường đi uốn lượn, hay một xích đu, một bộ bàn ghế bằng chất liệu đá, gỗ hoặc mây...
Hãy dành thời gian theo dõi sự di chuyển của ánh sáng, ánh nắng mặt trời quanh ngôi nhà vào một số thời điểm khác nhau. Ánh mặt trời ở hướng nào của nhà vào những thời điểm nào, khi nào thì bóng râm của nhà hàng xóm bao trùm lên những phần nhất định của ngôi nhà. Hãy đánh dấu đâu là những điểm thấp hơn, là nơi lưu giữ độ lạnh lâu hơn, hoặc những điểm sẽ chịu ánh nắng mặt trời thường xuyên hơn. Bạn hãy cảm nhận và đánh dấu hướng gió quanh nhà mình, chẳng hạn như gió thổi từ hướng nào sang, vùng nào nhiều gió nhất, hay những khu vực nào ít gió hơn. Chúng ta sẽ cần phải dành sự chăm sóc đặc biệt hơn, trồng những loại cây đặc chủng hoặc đưa những vật liệu đặc biệt cho những nơi như thế này.
Khi đã có vô số thông tin về đặc điểm ngôi nhà, chúng ta hãy thử sắp đặt những ý tưởng và sở thích của mình. Nơi nào trồng cây to cao, nơi nào trồng cây bụi, chỗ nào là hồ với những hòn đá được xếp đặt ngẫu hứng, những vạt cỏ và đường đi uốn lượn sẽ nối các mảng với nhau thành một quần thể hài hòa. Bạn cũng hoàn toàn có thể phát huy những cảnh quan đẹp quanh nhà, nếu có một công viên ở phía xa, một nhóm hoa lấp ló từ hàng rào, một rặng dây leo hay cái cây cao của hàng xóm. Đừng quên bố trí tầm nhìn cho những cảnh quan ngẫu nhiên này. Bạn cũng có thể đổi chỗ, bố cục lại các mảng xem phương án nào là hài lòng nhất. Cũng đừng quên bố trí một chiếc xích đu, một số ghế tựa, hay một bộ bàn ghế làm nơi nghỉ ngơi khi đi dạo trong vườn và làm điểm nghỉ thưởng thức toàn bộ công trình của mình. Để thuận tiện cho việc thiết kế, khi phác thảo bố cục, hãy thử dùng những màu khác nhau để đánh dấu các mảng vật liệu: xanh lá cây cho cây cỏ, xanh nước biển cho nước, hồ, nâu cho đá, đường...
Nếu chưa hài lòng với những sắp đặt của mình, bạn có thể nhờ sự tư vấn của kiến trúc sư cảnh quan hoặc công ty chuyên về lĩnh vực này để có một công trình vẫn theo ý tưởng của mình mà lại chuyên nghiệp và có phong cách. Nếu các bạn chưa tự tin về việc phải trồng cây gì, mùa nào phải trồng loại hoa nào, màu gì, ở chỗ nào, hoặc nếu bạn thả cá thì nuôi cá gì, các kỹ sư cây xanh và thủy sinh hoặc những cửa hàng bán những loại vật liệu này có thể tư vấn cho bạn.
|
Thiết kế cảnh quan một lĩnh vực vẫn còn hết sức mới mẻ tại Việt Nam nhưng mọi người đã dần nhìn thấy được tầm quan trọng của nó.Một mảng sân vườn nhỏ xanh mát nơi góc nhà phố cũng xua tan cái nắng nóng ồn ào nơi đô thị.Nhưng hiện nay mảng xanh nơi đô thị ngày càng bị thu hẹp lại.Khói bụi ồn ào và một không gian chật hẹp đã làm cho không gian nơi đô thị càng mệt mỏi và căng thẳng.Chỉ cần dành một ít đất để trồng một dàn dây leo là bạn đã có được bầu không khí trong lành mát mẻ và tăng vẻ mỹ quan cho ngôi nhà của mình.
Chúng ta hãy học hỏi đất nước Singapore, mặc dù là một quốc gia có diện tích đất rất hạn hẹp và đắt đỏ nhưng nhà nước vẫn dành một diện tích đất không nhỏ để dành cho mảng xanh đó không phải là một sự lãng phí mà là một tầm nhìn quy hoạch có chiến lược và khôn ngoan,Không chỉ tạo vẻ mỹ quan cho toàn đô thị mà tạo một bầu không khí trong lành thư thái cho người dân nơi đây.Singapore đã đưa tên tuổi của quốc gia mình không chỉ là một cường quốc về các lĩnh vực tài chính, ngoại thương và dịch vụ mang tầm vóc quốc tế mà còn nổi tiếng là một quốc gia xinh đẹp và mệnh danh là quốc gia sạch nhất thế giới.Chúng ta chưa làm được như Singapore nhưng chúng ta hãy ý thức hơn trong việc giữ gìn cảnh quan xanh.Mỗi một gia đình có ý thức bảo vệ tôn tạo mảng xanh thông qua những thiết kế sân vườn nhỏ là đã tạo được một cộng đồng có ý thức về mảng xanh và sẽ không lâu Việt Nam cũng sẽ có được một môi trường như Singapore.
Chúng ta hãy học hỏi đất nước Singapore, mặc dù là một quốc gia có diện tích đất rất hạn hẹp và đắt đỏ nhưng nhà nước vẫn dành một diện tích đất không nhỏ để dành cho mảng xanh đó không phải là một sự lãng phí mà là một tầm nhìn quy hoạch có chiến lược và khôn ngoan,Không chỉ tạo vẻ mỹ quan cho toàn đô thị mà tạo một bầu không khí trong lành thư thái cho người dân nơi đây.Singapore đã đưa tên tuổi của quốc gia mình không chỉ là một cường quốc về các lĩnh vực tài chính, ngoại thương và dịch vụ mang tầm vóc quốc tế mà còn nổi tiếng là một quốc gia xinh đẹp và mệnh danh là quốc gia sạch nhất thế giới.Chúng ta chưa làm được như Singapore nhưng chúng ta hãy ý thức hơn trong việc giữ gìn cảnh quan xanh.Mỗi một gia đình có ý thức bảo vệ tôn tạo mảng xanh thông qua những thiết kế sân vườn nhỏ là đã tạo được một cộng đồng có ý thức về mảng xanh và sẽ không lâu Việt Nam cũng sẽ có được một môi trường như Singapore.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)